Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2010

Vitamin A(Retinol)

Vitamin A(Retinol)


Gồm có 2 loại:

A_1 : Retinol.(dạng oxy hóa) Công thức hóa học C_20 H_30O

A_2 : Dehydro Retinol.(dạng khử) Công thức hóa học C_20 H_27OH

Retinol và retinal cần thiết cho quá trình nhìn,sinh sản,phát triển,sự phân bào,sự sao chép gen và chức năng miễn dịch,trong khi retinoic acid cần thiết cho quá trình phát triển,phân bào và chức năng miễn dịch.

1.Chức năng

Nhìn: chức năng đặt trưng nhất của vtamin A là vai trò với võng mạc của mắt mamặc dù mắt chỉ giữ một lượng vitamin A bằng 0,01% trong lượng vitamin A của cơ thể,tham gi vào chức năng tế bào hình que trong việc đáp ứng với ánh sáng khác nhau,tham gia vào chức năng của tế bào hình nón với chức năng phân biệt màu sắc.Vitamin A_1 tham gia cấu tạo chất Rhodopsin của võng mạc.Đó là một protein tạp có tác dụng cảm quang nghĩa là làm tăng độ nhạy cảm của mắt với ánh sáng. Khi thiếu vitamin A tốc độ tái tạo rhdopsin chậm lại. Thời gian mắt thích ứng bình thường là 8 phút. Khi thiếu vitamin A, mắt thích ứng chậm lại khoảng 30-40 phút, sinh ra bệnh quán gà.Niêm mạc của mắt sau khi thiếu vitamin A kéo dài,nhãn cầu bị chai cứng sinh ra bệnh khô mắt,có thể dẫn tới mù lòa.Bệnh này thường gặp ở trẻ em còi xương,suy dinh dưỡng

Chức năng phát triển: khi đông vật bị thiế vitamin A,qua tringf phát triển bị ngừng lại.Những dấu hiệu sớm của thiếu vitamin A là mất ngon miệng,giảm trọng lượng,Thieus vitamin A lam xương mềm và mảnh hơn bình thường,wuas trình vôi hóa bị rối loạn.Chức năng phát triển của vitamin A là do acid retinoic đảm nhận.

Biệt hóa tế bào và miễn dịch: phát triển và biệt hóa tế bào xương là một ví dụ điển hình về vai trò của vitamin A.Nhiều bất thường về thay đổi cấu trúc và biệt hóa tế bào,mô do thiếu vitamin A được biết đến từ lâu: sừng hóa các tế bào biểu mô, các tế bào bị khô đét và bị khô cứng lại. Những mô nhạy cảm nhất với vitamin A là da, đường hô hấp,tuyến nước bọt,mắt và tinh hoàn. Sừng hóa biểu mô giác mạc có thể gây loét và dẫn đến khô mắt.

Acid retinoic tham gia vào quá trình biệt hóa tế bào phôi thai, từ những tees bào mầm thành những mô khác nhau của cơ thể như cơ ,da và các tế bào thần kinh. Quá trình này thong qua những biến đổi của gen. Hiện nay, khoa học đã phát hiện trên 1000 gen có tương tác với vitamin A , trong đó bao gồm hormone tăng trưởng,osteopontin, hormone điều hòa phát triển, trao đổi của xương.

Vitamin A cần cho chức năng của tế bào võng mạc, biểu mô- hang rào quan trọng bảo vẹ cơ thể khỏi sụ xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài. Hai hệ thống miễn dịch thể dịch và tế bào đều bị ảnh hưởng của vitamin A và các chất chuyển hóa của chúng.

Sinh sản: Retinol và retinal đều cần cho chức năng sinh sản bình thường của chuột. Khi thiếu hụt retinol hoặc retinal chuột đực khong sinh sản tế bào tinh trùng, bào thai phát triển không bình thường.

2. hấp thu, chuyển hóa

Retinol và retinyl ester có trong các lạo thực phẩm có nguồn gốc động vật. Beta-caroten có trong các loại rau quả màu xanh đậm,màu vàng. Theo cổ điển, khi vào cơ thể Beta carotene chuyển thành vitamin A với tỷ lệ 6 beta carotene = 1 RE (hiện nay, khuyến nghi mới 1 vitamin A RE = 12 beta carotene = 24 carotenoid khác). Hấp thu beta caroten còn bị ảnh hưởng bởi một số thành phần khác trong thức ăn như protein, chất béo trong khẩu phần, và phụ thuộc laoij thực phẩm khác nhau.

Vì vitamin A hòa tan chất béo nên quá trịnh hấp thu được tăng lên khi có những yếu tố làm tăng chất béo và ngược lại. Ví dụ, muối mật làm tăng hấp thụ chất béo, do vậy những yếu tố làm tăng bài tiết mật hoặc giảm bài tiết mật đều ảnh hưởng đến hấp thu vitamin A trong khẩu phần.

Caroten sau khi được phân tách khỏi thức ăn thực vật trong quá trình tiêu hóa, chúng được hấp thu nuyên dạng với sự có mặt của acid mật. Tại thành ruột chúng được phân cắt thành retinol, rồi được ester hóa giống các retinol. Một số caroten vẫn được giữ nguyên dạng cho đến khi vào hệ tuần hoàn chung.Mức beta-caroten trong máu phản ánh tình hình caroten của chế độ ăn hơn là tình trạng vitamin A của cơ thể.

Vì beta-caroten có thể được chuyển trực tiếp thành retinol và retinal, nên nó

còn là tiền chất của acid retinoic. Các carotenoids còn có vai trò như chất chống oxy

hoá, bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân oxy hoá.

3 chế độ ăn khuyến nghị

Trong 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén, khoảng 1.4 mg retinol được chuyển cho thai nhi.Điều nàu cho thấy không cần phải bố sung them nếu người mẹ có dự trữ vitamin A bình thường. Nếu phụ nữ có thai với dự trữ vitamin A thấp,cần phải bố sung một lượng 200 RE vitamin A/ngày; có thể có nguy hiểm nếu bổ sung với liều > 20.000 RE/ngày ,gây dị dạng thai ngén. Vì vậy với phụ nữ có thai không nên dùng quá liều vitamin A.

Sữa mẹ có chứa khoảng 400-700 RE/L vitamin A và 200-400 microgam/l carotenoid. Lượng này có thể bằng 50% lượng dự trữ vitamin A của người mẹ trong vòng 6 tháng cho bú đầu tiên. Để đảm bảo cho dự trữ của người mẹ, cần phải bổ sung them một lượng 500RE/ngày vitamin A trong thời gian cho con bú, tức là khoảng 350-500 RE/ngày cho trẻ nhỏ. Với trẻ lớn hơn,có thể dùng số lượng tương đương người trưởng thành.

4. Nguồn thực phẩm


Vitamin A trong thực phẩm gồm retinol, thường thấy trong thức ăn nguồn động vật,ngòai ra chúng được tạo thành từ các sản phẩm carotenoid nguồn thực vật.

Gan là cơ quan dự trữ vitamin A của cơ thể, chính vì vậy gan là nguồn thức ăn giàu vitamin A

; gan lợn chứa khoảng 12000 RE/100g,gan gấu có tới 600.000RE/100g;dầu gan cá được sử dụng rộng rãi như nguồn vitamin A và D ;lòng đỏ trứng có khoảng 310 IU (94RE)/lòng đỏ; vitamin A trong bơ khoảng 1900IU/kg hoặc 570RE/kg; magarine tăng cường vitamin A (dạng palmitate) chứa khoảng 33.000 IU/kg hoặc 10.000 RE/kg. Trong các loại rau quả,chứa các tiền vitamin A, dặc biệt là các loại có màu xanh và màu vàng.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét